Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 có một vị trí khá đặc biệt trên cung hàm. Đó là khi răng mọc sau cùng và trong cùng khuôn hàm. Mỗi hàm khi đã có đủ 14 răng thì việc xuất hiện thêm 2 răng khôn nhiều trường hợp hàm không còn đủ chỗ để mọc thẳng thì khăng răng mọc lệch, mọc ngầm là rất cao.
1. Răng khôn mọc lệch và những nguy hại không lường trướcMuốn xác định răng khôn mọc lệch có nên nhổ hay không, bạn có thể theo dõi một số những biến chứng cơ bản khi răng khôn xuất hiện sau đây:
Biểu hiện cơ bản của tình trạng răng khôn mọc lệch là răng có thể chỉ nhú lên một phần mà không bộc lộ hoàn toàn. Lợi bị sưng tấy đỏ, kèm theo hôi miệng. Cảm giác đau nhức khá khó chịu, cơn đau buốt nhói kèm theo cứng hàm, việc ăn nhai sẽ vô cùng khó khăn.
Răng khôn mọc lệch gây nên tình trạng viêm nhiễm
Răng khôn khi mọc dễ gây ra hiện tượng viêm túi quanh chân răng, sau đó lan ra các mô mềm xung quanh. Một răng khôn mọc lệch có thể gây nên ổ nhiễm trùng ở vùng kẽ chân răng và kẽ răng 2 bên khi tạo thành thế hình chữ V.
Có nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc trùm khiến cho lợi bị sưng tấy, viêm nhiễm. Khi đó cảm giác đau nhức sẽ khá rõ nét.
Răng khôn mọc lệch gây bệnh sâu răng
Răng khôn mọc trong cùng của cung hàm khó vệ sinh là nguy cơ gây sâu răng
Nguyên nhân răng khôn mọc lệch thường gây sâu răng là bởi răng khôn nằm vào thế khá đặc biệt, trong cùng cung hàm, nơi mà bàn chải đánh răng không thể tới được. Sau khi ăn nhai, mảng bám thức ăn sẽ bị tích tụ ở mặt nhai mà không làm sạch được.
Đây sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn lưu trú và gây bệnh. Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp răng khôn bị sâu và có ảnh hưởng tới cả các răng xung quanh khi phần xương hàm bị áp xe.
Răng khôn mọc lệch hủy hoại phần xương hàm và răng xung quanh
Răng khôn mọc lệch sẽ có xu hướng tác dụng vào xương hàm và răng kế bên. Lâu ngày phần răng số 7 kế bên sẽ bị răng khôn đâm vào, phần chân răng sẽ yếu đi. Khi răng bị xô đẩy chèn ép quá lâu cuối cùng sẽ bị rụng đi.
Trong một số trường hợp đau răng khôn không được điều trị kịp thời còn dẫn đến tình trạng gây viêm nhiễm mắt, mũi, gây nên những biến chứng đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng mà bệnh nhân không thể tiên liệu được.
*Bài viết hữu ích
>>
Nhổ răng số 8 có ảnh hưởng gì>>
Rang sau bi vo2. Giải pháp hoàn hảo cho răng khôn mọc lệchRăng khôn mọc lệch chắc chắn sẽ gây nên cảm giác đau nhức rất khó chịu cho bệnh nhân. Bạn có thể dùng thuốc kháng viêm Spiramycine và giảm đau pracetamol để hỗ trợ giảm đau khá tốt.
+ Người lớn dùng từ 4-6 viên/ngày chia làm 2-3 lần, uống trong bữa ăn. Kháng viêm Spiramycine được chỉ định trong những trường hợp nhiễm trùng răng miệng như áp – xe răng, viêm nhiễm, viêm quanh thân răng, viêm mô tế bào quanh xương hàm…
+ Bạn cũng có thể giảm đau nhức bằng cách dùng tỏi và gừng giã nát đắp lên chỗ răng khôn mọc lệch. Kết hợp với việc vệ sinh bằng nước muối hàng ngày để hạn chế các viêm nhiễm và giúp tiêu sưng hiệu quả.
+ Vệ sinh răng miệng trong thời gian mọc răng khôn cũng cần được chú ý nhằm loại bỏ mảng bám chứa vi khuẩn gây viêm nhiễm. Tuy rằng, thao tác chải răng khá khó khăn do cứng hàm nhưng bạn cũng không nên lơ là mà có thể chải nhẹ nhàng cùng với súc miệng nước muối.
Tốt nhất khi có các triệu chứng răng khôn mọc như sưng nhức, ăn nhai khó bạn nên đến gặp nha sỹ để kiểm tra và có phương án điều trị sớm nhất để loại bỏ các yếu tố biến chứng nguy hiểm.
Nhổ răng khôn mọc lệch là cách tốt nhất để chấm dứt cơn đau và những nguy hại sau này
Việc điều trị răng khôn mọc lệch cần được thực hiện càng sớm càng tốt mà đa phần thường được chỉ định nhổ bỏ ngay mà không thể bảo tồn như răng khôn mọc thẳng.
Nếu mủ tụ lại thành ổ áp xe thì cần được chích rạch và dẫn lưu. Sau khi bệnh nhân hết sưng đau thì cần được nhổ răng khôn. Hiện nay, với công nghệ nhổ răng không đau với kỹ thuật gây tê hiện đại, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhổ răng không đau và hoàn toàn không xảy ra bất kỳ biến chứng nào.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét