Nhổ răng hàm bao lâu thì lành thương và ăn uống bình thường là một trong những thắc mắc rất phổ biến của hầu hết người bệnh vừa thực hiện nhổ răng xong. Bởi vết thương lành nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng lớn đến việc ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày. Vậy, nhổ răng hàm khi nào thì lành và nên làm gì để vết mổ mau chóng khỏi?
Nhổ răng hàm bao lâu thì lành vết thương?
Nhổ răng hàm khi nào thì lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đến cả các bác sĩ chuyên khoa giỏi cũng không thể đưa ra được một con số cụ thể:
Nhổ răng hàm bao lâu thì lành còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thông thường, sau khi nhổ 5 – 7 ngày vết thương sẽ hết sưng đau, từ 1 – 2 tuần để nướu hình thành, lấp dần lỗ trống và mất khoảng 1 tháng để vết mổ lành hẳn. Tuy nhiên, một số người bệnh có thể lâu hơn trong khoảng thời gian nhất định.
Kỹ thuật nhổ răng của bác sĩ quyết định rất lớn đến việc vết thương sau nhổ răng hàm bao lâu thì lành. Bởi nếu nhổ trong điều kiện an toàn, thao tác chính xác và được hỗ trợ bởi những thiết bị máy móc tiên tiến thì lỗ trống sau nhổ thường nhỏ, mô mềm và xương ổ răng hạn chế tối đa các tổn thương, vì thế vết mổ nhanh lành hơn.
Nhổ răng hàm bao lâu thì lành vết thương?
Quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau nhổ răng của người bệnh sẽ quyết định đến việc nhổ răng hàm khi nào thì lành. Bởi nếu việc chải răng và súc miệng hàng ngày được thực hiện đúng cách, hiệu quả thì vết thương hoàn toàn không bị nhiễm khuẩn, luôn ở trạng thái sạch sẽ, giúp tiến trình lành thương diễn ra an toàn.
Chế độ ăn uống cũng là một trong những tác nhân ảnh hưởng lớn đến việc nhổ răng hàm bao lâu thì lành. Nếu người bệnh có một thực đơn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho răng miệng, hạn chế sử dụng những thực phẩm có thể khiến vết thương tổn hại thì vết mổ sẽ rất nhanh lành.
Tuy nhiên, nếu trong khoảng thời gian 1 tuần sau nhổ mà vết thương vẫn còn các triệu chứng như sưng đau không giảm, đôi khi xuất hiện chất dịch có mùi hôi khó chịu, chảy máu kéo dài, sốt cao,… thì người bệnh nên đến ngay nha khoa uy tín để thăm khám và kiểm tra kỹ. Bởi vết mổ có thể đã bị nhiễm trùng, điều này rất nguy hiểm.
Bài viết khác
Những lưu ý cần biết để giúp vết thương nhanh lành
Sau khi nhổ răng hàm, để vết thương nhanh lành hơn và không xảy ra biến chứng nguy hiểm nào, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
Chế độ ăn uống sau nhổ răng hàm
Sau khi nhổ răng 1 – 2 ngày chỉ nên sử dụng những thực phẩm mềm, mịn, dễ ăn nhai như cháo hoặc súp.
Bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin, canxi,… có trong rau củ quả tươi, thịt cá, sữa tươi và chế phẩm từ sữa.
Dâu tây, cà rốt, sữa đậu nành, đu đủ,… là những loại thực phẩm rất tốt cho quá trình lành thương.
Hạn chế sử dụng quá nhiều thức ăn chứa chất đường, các loại nước có gas, mang tính axit,…
Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… khi vết mổ chưa lành hẳn. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian lành vết thương sau khi nhổ răng hàm.
Nhổ răng hàm bao lâu thì lành thương và ăn uống bình thường?
Sau nhổ răng 1 ngày không nên súc miệng bằng nước muối loãng, vì có thể khiến vết mổ bị tổn thương, dễ gây chảy máu.
Thực hiện chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động trực tiếp vào vết thương và chỉ chải xung quanh đó. Không dùng lưỡi chạm liên tục vào vết mổ, vì có thể làm vết nhổ lâu lành hơn.
Khi ăn uống nên nhai về phía cung hàm không có răng vừa nhổ để tránh làm thức ăn rớt vào lỗ trống. Có thể dùng nước lọc sạch súc miệng nhẹ nhàng để loại bỏ các mảng bám và thực phẩm rơi vào vết thương.
Chăm sóc răng miệng đúng cách, không làm ảnh hưởng đến vết thương sẽ giúp vết mổ không bị nhiễm trùng và sạch sẽ hơn.
Nghỉ ngơi hợp lí có thể giúp vết thương mau lành hơn
Khi vừa nhổ răng xong, nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong hẳn 1 ngày để cơ thể hồi phục tốt và vết thương vừa nhổ không bị tổn thương.
Nếu vết thương bị sưng đau sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, có thể dùng khăn ấm hoặc lạnh chườm bên ngoài má để giúp giảm đau hiệu quả.
Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để vết thương nhanh lành hơn và không bị nhiễm trùng.
Với chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn sớm hồi phục sức khỏe răng miệng hơn. Chúc bạn sớm khỏe mạnh và ăn uống bình thường trở lại.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét